Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2019

Bánh tráng gạo Bình Định ràng 20 cái - ở đâu gần

Bánh tráng là loại thức ăn được sản xuất ở 3 vùng miền Việt Nam. Nhưng ở mỗi vùng thì bánh tráng lại cho 1 hương vị khác nhau và chế biến khác nhau. Mỗi một nơi chế biến loại bánh tráng luôn luôn tạo cho người ăn một cảm giác lạ và đặc trưng riêng của từng vùng. Bánh tráng gạo là một loại bánh rất được người dân Bình Định ưa thích. Bánh tráng gạo xuất phát từ thời vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, ông đã ra lệnh cho quân và dân xay gạo tráng thành bánh để làm lương thực dữ trữ trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Tương truyền nó đã theo gót chân quân Tây Sơn trong cuộc tiến quân thần tốc ra Bắc dẹp quân Thanh. Do vậy mà bánh tráng có mặt ở nhiều nơi trên đất nước, mỗi vùng miền có những loại bánh tráng khác nhau.

Bánh tráng gạo Bình Định đơn giản từ nguyên liệu cho đến khâu chế biến. Công đoạn đầu tiên là chọn gạo chúng ta không được chọn gạo dẻo vì bột gạo dẻo sẽ không tráng được bánh nên chọn gạo hơi khô xíu, đãi sạch rồi ngâm nước qua một đêm để gạo mềm nhớ sau khi ngâm gạo được 1 đêm thì bạn say gạo thành bột sẽ ngon hơn dễ tráng hơn cho người làm bánh đó là phương pháp từ xưa được truyền miệng  cho tới ngày nay sau khi say bột xong thì chúng ta cũng cần pha thêm nước vào trong bột sao cho không được qua đặc cũng không quá lỏng. Người tráng bánh kinh nghiệm sẽ biết bột như thế nào sẽ cho ra sản phẩm ngon nhất. Tiếp theo người ta bắt lên lò chiếc nồi được bịt căng miệng bằng miếng vải mỏng chứa 2/3 nước và nhóm lửa. Lò tráng bánh có hình dạng khá đặc biệt, được thiết kế dành riêng để tráng bánh.


Hình Ảnh Bánh tráng gạo Bình Định

Sau khi tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng, nước trong nồi cũng sôi, người ta dùng một chiếc vá lớn, cán dài múc bột đổ lên giữa tấm vải trên nồi rồi dùng đáy tròn của vá loang bột đều trên mặt vải thành một hình tròn, lớn nhỏ tuỳ theo ý thích. Bước này phải làm thật nhanh để bột không bị chín, rồi đậy nắp lại hấp. Sau thời gian chưa đầy một phút, bánh chín thì dùng que tre dẹp một đầu tách bánh ra khỏi mặt vải rồi trải lên tấm vỉ tre hình chữ nhật dài, lắp đầy bánh trên tấm vỉ thì có thể đem phơi nắng. Những chiếc bánh tráng phơi khô, xếp lại một chồng được ràng bằng dây chuối. Thấy vậy nhưng để có những chiếc bánh tròn đều như chúng ta thưởng thức hàng ngày thì đòi hỏi người làm bánh phải có kinh nghiệm và khóe léo.

Ngày trước, hầu như một gia đình nông thôn nào ở Bình Định cũng có một lò bánh tráng. Rảnh rỗi họ lại tráng bánh để dành ăn dần dần. Thông thường người ta sẽ chọn một ngày thật nắng để tráng và phơi cả ngày. Cũng ngộ, người Bình Định dù là già trẻ gái trai ai ai cũng thích ăn bánh tráng, họ dùng bánh tráng trong hầu hết các món ăn hàng ngày. Bánh tráng mỏng thì nhúng nước rồi cuốn với rau sống, thịt, cá chấm; bánh tráng dày phải nướng lên mới ăn được. Nó gắn liền với tuổi thơ của tất cả chúng tôi.

Trải qua thời gian, bánh tráng gạo ngày xưa của quân Tây Sơn giờ đây đã biến thể thành rất nhiều loại, nhiều hương vị khác nhau như để đáp ứng nhu cầu và khẩu vị càng cao của con người. Đó là bánh tráng nước dừa, bánh tráng mè, bánh tráng mì, bánh tráng bột nhứt,…

Nếu dừng chân lại thị trấn nhỏ quen biển huyện An nhơn, Bình Định, đó là làng nghề bánh tráng trường cửu, bạn sẽ được chào mời với loại bánh tráng nước dừa đã thành thương hiệu của vùng đất xứ dừa này. Bánh tráng dừa được làm từ bột mì loại một, cơm dừa xay sát, hành tím, mè đen, muối hột,  tiêu xay (để thêm một ít tiêu nguyên hạt). Khi nướng lên mùi thơm quyến rủ, nhai một miếng giòn rụm, thơm lựng mùi hành, the the vị tiêu, vị béo của dừa và mè, tất cả cùng hòa quyện trên đầu lưỡi làm ngây ngất người ăn.

Phân phối bởi Công ty TNHH Bánh Tráng Thảo Nguyên
                 Địa chỉ: 49 Hàm Nghi, Phường Bình Định, Thị Xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định.  
 Hotline: 0932 379 139
                                Website: https://banhtrangmientrung.net 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét